Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

Tàu Mỹ An 1 bị tàu hàng Lisa Auerbach quốc tịch Liberia đâm chìm khi đang neo đậu, 17 người được cứu sống

tháng 9 14, 2021 0

 

Tàu Mỹ An 01 đang neo đậu tại khu neo Vũng Tàu thì bị tàu nước ngoài va đâm làm chìm ngay sau đó. 17 thuyền viên và hành khách trên tàu Mỹ An 1 đã được cứu sống.
 
 
Khoảng 2 giờ 30 ngày 14.9, tàu hàng tổng hợp Lisa Auerbach (quốc tịch Liberia), trọng tải hơn 12.600 DWT đang hành trình cách mũi Vũng Tàu 7,2 hải lý đã đâm va tàu Mỹ An 1 (quốc tịch Việt Nam) đang neo tại vị trí I8, thuộc khu neo đậu Vũng Tàu. Hậu quả vụ va đâm đã làm tàu Mỹ An 1 bị chìm. Lúc này trên tàu có 17 người và hơn 9.900 tấn Clinker.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tàu Mỹ An 1 bị đâm chìm khi đang neo đậu, 17 người được cứu sống - ảnh 1

                            Vị trí tàu Mỹ An 1 chìm tại vị trí neo I-8 khu neo đậu Vũng Tàu

Nhận được thông tin tai nạn, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu đã chủ trì, phối hợp với thuyền trưởng tàu Lisa Auerbach và tàu Mỹ An 1 cùng các đơn vị liên quan tìm kiếm cứu nạn. Qua đó, đã cứu được 17 người trên tàu Mỹ An 1 (bao gồm 13 thuyền viên và 4 hành khách).

Theo Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, trong tàu Mỹ An 1 chìm còn có khoảng 40 tấn dầu. Để ngăn ngừa sự cố ô nhiễm dầu tràn, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu đã hướng dẫn các chủ phương tiện có biện pháp ứng phó, trực canh cảnh báo an toàn cho tàu thuyền hoạt động trong khu vực biết, phòng tránh.
Trao đổi với PV Thanh Niên lúc 15 giờ 30 cùng ngày, một lãnh đạo Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cho biết vị trí tàu bị nạn nằm xa luồng tàu chạy nên không ảnh hưởng đến các phương tiện qua lại. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phát hiện vết dầu loang.
Hiện các chủ phương tiện đã lắp đặt phao báo hiệu hàng hải cảnh báo xung quanh vị trí xác tàu Mỹ An 1 bị chìm, đồng thời đưa 17 người bị nạn về bờ cách ly theo quy định để phòng chống dịch Covid-19. Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu đã hướng dẫn, yêu cầu chủ tàu Mỹ An 1 sớm nghiên cứu, xây dựng và triển khai phương án bơm, hút dầu còn lại, nhằm ngăn ngừa nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu.

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

NYK Chartered Wood-Chip Carrier ‘Crimson Polaris’ Splits Into Two after grounded

tháng 9 09, 2021 0

 

A Japanese bulker, Crimson Polaris, transporting wood chips, grounded in the middle of a storm off the Japanese Coast. It broke apart later, off the Hachinohe port, located on the northeast coast of Japan’s island of Honshu.

The Japan Coast Guard managed to evacuate the crew and initial reports stated that the vessel was not at risk of danger.

2 parts of Japanese Woodchip carrier Crimson Polaris from the side

Image Credits: Japan Coast Guard

The 39,910 gross tons, NYK Line-operated Crimson Polaris had been inbound on 11th August from Thailand. The vessel was loaded with about 44,000 tons of wood chips when the vessel was confronted with a steering issue. It was eventually washed ashore by turbulent winds.

Media reports suggested that the ship’s captain had reported losing control, even though NYK stated that owing to poor weather conditions, the carrier was docked outside the port.

At around 8 am (local time), the Japan Coast Guard had unexpectedly received a distress call from the vessel. Around 2 pm, they had started an airlift by a helicopter that lasted about five hours for ferrying the 21 member crew to the shore.

Crew being rescued from Woodchip carrier Crimson Polaris by Japan Coast Guard

Image Credits: Japan Coast Guard


In the initial report, NYK had said that there had been some cargo leakage from the Crimson Polaris owing to damage to the hull. The Japan Coast Guard reportedly mentioned that it had not experienced any kind of oil spillage and believed that the vessel was not at risk.


On 12 August, around 4:15 am, the Crimson Polaris had broken into two forwards of its deckhouse. The wreck is about 2.5 miles offshore. An unspecified quantity of oil spillage had been reported. Extensive investigation and containment activities are underway.

The Crimson Polaris was constructed in 2008 and is registered in Panama.

Reference: Marine Insight

Tas Marine does not own the rights of the pictures.

Công bố Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang

tháng 9 09, 2021 0

 

Ngày 24/8, Bộ GTVT đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ GTVT cho ông Nguyễn Xuân Sang. Buổi lễ được tổ chức theo hình thức trực tuyến tới hơn 100 điểm cầu trên phạm vi cả nước.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã tới dự và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã trao Quyết định số 1416/QĐ-TTg ngày 20/8/2021 và tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Xuân Sang.


Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu giao nhiệm vụ cho tân Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chúc mừng ông Nguyễn Xuân Sang sau thời gian phấn đấu, cống hiến và có nhiều đóng góp tích cực cho ngành GTVT đã được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ GTVT. Trong quá trình lãnh đạo của ông Sang, Cục Hàng hải Việt Nam đã có nhiều thành tích nổi bật, đặc biệt là số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng ấn tượng. 

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể mong muốn trên cương vị mới, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng phấn đấu, nâng cao bản lĩnh, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải, sớm đưa hai lĩnh vực này có sự phát triển mới  tương xứng với tiềm năng cũng như kỳ vọng của lãnh đạo  Đảng và Chính phủ.

Tân Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang phát biểu nhận nhiệm vụ

Cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Bộ GTVT, của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, các đơn vị trong Cục Hàng hải Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo, phối hợp trong suốt thời gian qua, tân Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cho rằng, được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm cương vị công tác mới là niềm vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm rất lớn đối với bản thân.

“Tôi xin tiếp thu toàn diện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng, tôi cũng xin hứa tiếp tục phấn đấu, tập trung trí tuệ, tâm sức tu dưỡng, rèn luyện, tận tâm, tận lực với tinh thần trách nhiệm cao nhất, giữ vững đoàn kết cùng tập thể Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ GTVT, cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành GTVT vượt qua mọi khó khăn, thách thức để thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang nói.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang mong muốn, trong thời gian tới, tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo, sự phối hợp của các đồng chí, đồng nghiệp, các cơ quan đơn vị trong và ngành GTVT để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trên cương vị công tác mới. 

Ông Nguyễn Xuân Sang sinh năm 1965, Quê quán: xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Ông được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải từ tháng 7/2015 tới nay. Trước khi đảm nhận chức vụ Cục trưởng, ông Sang là Giám đốc Cảng vụ Hàng hải TP.HCM và giảng viên Khoa Hàng hải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

Tân Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang là Tiến sỹ kỹ thuật, kỹ sư tàu biển và cử nhân luật. Ông đã có khoảng gần 30 năm gắn bó với công tác chuyên môn về lĩnh vực hàng hải. Đáng chú ý, lĩnh vực hàng hải 5 năm lại đây sau khi ông Nguyễn Xuân Sang giữ cương vị Cục trưởng Cục Hàng hải có nhiều khởi sắc, tăng trưởng cả khối cảng biển, vận tải biển.

Hiện, Bộ Giao thông vận tải có 5 Thứ trưởng gồm các ông: Nguyễn Ngọc Đông, Lê Đình Thọ, Lê Anh Tuấn và 2 thứ trưởng mới được bổ nhiệm là các ông Nguyễn Duy Lâm, Nguyễn Xuân Sang.

Được biết ngày 23/8, Ban Bí thư cũng đã có Quyết định số 315-QĐNS/TW chỉ định Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang giữ chức Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ GTVT.

DT

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

tháng 3 31, 2020 0

The mooring or berthing of a ship can be a difficult procedure and one that should only be attempted by qualified professionals. Taking into account weather conditions, the effect of the load the ship is carrying, currents, swell and so on, means that no two berthings are the same.

An experienced individual known as a Mooring Master will direct the berthing and unberthing of all types and sizes of ships at a port or terminal in accordance with the shipowner’s and port’s marine procedures and safety requirements. Acting as the ship’s adviser, and the terminal representative on board a vessel, the mooring master responsibility could cover mooring, loading/discharging, unmooring, and communications with a shore, among other things.

To take on this demanding job, a Mooring Master must have a master’s ticket and normally a number of year’s experience as a ship’s master at sea. TAS deemed the best company in this field in Vietnam. We are experts in procedures for ship control, ship responsibilities, spill prevention, containment and cleanup, accidents and emergencies, and voice radio-telecommunications. Our team included many experienced captains and pilots.

We  bring you the best consulting services: 

_ Mooring master

_ Rig Mover and Tow Master

_ Seaport consultant


Marine Services introduction

tháng 3 31, 2020 0



From the supply of paper charts and publications to a complete navigation management solution, the team at Maritime Services is highly experienced and ready to help.

We have an in house team with diverse backgrounds, delivering exceptional customer service to support traditional paper-based navigation:

1. OCEAN TOWING SERVICE 

Ocean Towing provides, among other things, refloating and wreck removal services.
Our teams are committed to excellence and environmental protection.

2. SALVAGE, EMERGENCY RESPONSE 


We are able to respond quickly and efficiently with reliable, state-of-the-art marine equipment that is ideally suited for many configurations and extreme conditions.  A  qualified and specially trained staff is also on-site to handle emergency situations that are deployed to meet any type of needs.

       OUR RANGE OF MARINE SALVAGE SERVICES

     We make sure to offer you excellence and complete service and diversity:

  • 24/7 assistance
  • Refloating of grounded ships
  • Firefighting
  • Wreck recovery
  • Lightering
  • Towing
  • Goods delivery

3. MARINE CONSTRUCTION VESSELS: FLOATING CRANE, FLATTOP BARGE ….

TAS provides rental services MARINE CONSTRUCTION VESSELS, including Marine construction vessels: floating crane, flattop barge …. or performance under projects and requirements of customers. 
  • 24/7 assistance
  • Specialized equipment rental: barges, workboats, etc.
  • Goods delivery

4. Our projects





Re-floating and Oil Spill Response of M/T CHEMROAD JOURNEY (IMO 9414254) – Jun 2016




Re-floating M/T DESERT MARINER (IMO 9699866) – Nov 2017





Re-floating M/T HELLAS IVY (IMO 9722649) – Nov 2017




Re-floating Of M/V OCEAN SEAGUL (IMO 9542855) – May 2016



CONTAINER SHIP APL VANCOUVER FIRE-FIGHTING
FEBRUARY 2019
PHAN RANG BAY, VIET NAM


Towing dumb barge MARINE POWER 3011 from Tanjung Pinang, Indonesia to Vung Tau, Viet Nam – Oct 2017

Towing coated pipeline barge EASTEN REPUBLIC – CTC1 Project, offshore Vung Tau, Viet Nam – Aug 2018


Towing Accommodation work barge SWIBER CONCORDE – CTC1 Project, offshore Vung Tau, Viet Nam – Oct 2018

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Vì sao trả lương cao vẫn khó tuyển thuyền viên tay nghề giỏi?

tháng 3 30, 2020 1



Phải thuê thuyền viên ngoại giá cao
Thống kê của Cục Hàng hải VN cho thấy, tính đến cuối năm2019, số lượng tàu biển treo cờ Việt Nam khoảng 1.500 chiếc. Với hơn 41.000 thuyền viên đang có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM) làm việc trên tàu biển, về lý thuyết, số lượng sỹ quan, thuyền viên vẫn đáp ứng được nhu cầu cho đội tàu trong nước (bình quân 15 người/tàu) và nhu cầu của tàu treo cờ nước ngoài.
Tuy nhiên, ông Vũ Khang Cường, Trưởng phòng Đăng ký tàu biển và Thuyền viên (Cục Hàng hải VN) cho biết, các chủ tàu ngày càng khó khăn trong tuyển dụng thuyền viên, đặc biệt là những người có tay nghề cao. Một số chủ tàu phải sử dụng thuyền viên nước ngoài, kể cả những chức danh thấp như OS (thực tập), AB (có kinh nghiệm) để duy trì hoạt động của đội tàu.
Theo ông Nguyễn Quế Dương, Trưởng ban Quản lý thuyền viên và tàu biển (Tổng công ty Hàng hải VN - Vinalines), lực lượng thuyền viên Việt Nam hiện đang thiếu hụt trầm trọng. "Nếu thập niên trước, các công ty vận tải biển như Vosco, Vinaship... là "cõi mộng" của nhiều thanh niên ước muốn đổi đời thì nay, đội ngũ thuyền viên của Vinalines chủ yếu là những người đã có tuổi, không đủ năng lực để chuyển sang lĩnh vực khác. Thậm chí, thời gian gần đây, một số đơn vị tuyển dụng nhân sự ở các vị trí thợ máy, thuyền viên phục vụ còn không kiếm nổi ứng viên", ông Dương chia sẻ.
Đại diện Công ty CP Đầu tư vận tải biển Tân Đại Dương cho biết, hiện nay, thị trường thuyền viên "đánh thuê" cho tàu nước ngoài khá sôi động. Một số tàu châu Âu đang trả mức lương khá hấp dẫn với chức danh Phó 2 là 2.200USD/tháng, Phó 3 là 2.000 USD/tháng. "Đối với thủy thủ cấp AB, hầu hết các chủ tàu đang trả từ 800 - 900 USD/người/tháng. Một số chủ tàu Việt Nam cũng nâng lương cho thủy thủ AB từ 10 - 12 triệu/tháng lên 12 - 14 triệu/tháng. Tuy nhiên, lực lượng thủy thủ cấp AB của Việt Nam rất thiếu", vị này cho hay.
Theo ông Vũ Khang Cường, tình trạng thuyền viên "thờ ơ" với nghề hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, người lao động, nhất là giới trẻ có nhiều lựa chọn công việc có mức thu nhập tốt hơn nghề đi biển - nghề thường xuyên xa nhà và đương đầu với sóng, gió.
"Dư âm về tình trạng nợ lương, "chạy làng" tiền công cùng phương thức quản lý hoạt động manh mún, thiếu chuyên nghiệp của một số chủ tàu cũng khiến người lao động chán nản, bất mãn. Đặc biệt, các cơ chế, chính sách của Nhà nước hiện nay hầu như chưa có ưu đãi đặc biệt gì để lao động có động lực", ông Cường nhận định.
Thuyền viên sẽ được hưởng đặc thù về lương, thưởng
Ông Vũ Khang Cường cho biết, mới đây, Chủ tịch nước đã ký Lệnh ban hành Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Đây là Bộ luật đầu tiên quy định người lao động làm việc trong lĩnh vực hàng hải xếp vào nhóm các ngành nghề đặc biệt, được áp dụng một số chế độ phù hợp về đào tạo, hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc. "Đây là tiền đề quan trọng để các cấp chức năng, doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất Chính phủ chính sách phù hợp để "vực dậy" nguồn nhân lực hàng hải nói chung và thuyền viên nói riêng", ông Cường nói.
Theo ông Cường, thời gian tới, Cục Hàng hải VN sẽ nghiên cứu, lấy ý kiến của cơ quan chức năng về việc quy định mức lương tối thiểu trên cơ sở tham khảo mức lương tối thiểu thuyền viên của ITF (International Transport Worker's Federation). "Tuy nhiên, việc quy định mức lương tối thiểu có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề này sẽ được xem xét kỹ lưỡng trước khi đề xuất lên cấp có thẩm quyền", ông Cường cho hay.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quế Dương cho rằng, nếu lĩnh vực hàng hải được xếp vào nhóm ngành đặc thù thì các chế độ liên quan cũng cần phải được xem xét, điều chỉnh theo hướng ưu tiên. Điển hình là chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) của thuyền viên. Theo quy định, thời gian đi biển của một thuyền viên trong một năm chỉ từ 8 - 10 tháng, 2 - 4 tháng nghỉ trên bờ không có lương, đồng nghĩa không được đóng BHXH. Do tính liên tục trong đóng bảo hiểm gần như không có nên rất ít thuyền viên đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm để được nhận lương hưu (trừ khối thuyền viên thuộc biên chế của các công ty lớn).
Việc phải đóng BHYT bắt buộc cũng gây tốn kém cho thuyền viên khi hầu hết thời gian trong năm, thuyền viên làm việc trên biển, không sử dụng các dịch vụ y tế trên bờ. Những thuyền viên dự trữ trên bờ lại không được nhận hỗ trợ từ BHYT do không có lương. "Các cấp chức năng cần sớm có chính sách lấy 10 tháng đóng BHXH (có thu nhập) của thuyền viên chia đều cho 12 tháng trong năm và ưu tiên thuyền viên không phải mua BHYT bắt buộc để tránh chi phí phát sinh, khích lệ thuyền viên gắn bó với nghề", ông Dương đề xuất./.
Nguồn: Báo Giao thông

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ thị quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 trong đợt cao điểm

tháng 3 30, 2020 0



Ngày 27/3, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ban hành Chỉ thị 05/CT-BGTVT về việc quyết liệt thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong đợt cao điểm.
Chỉ thị nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, trong những tháng đầu năm 2020, Bộ Giao thông vận tải đã có nhiều nỗ lực, tập trung triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 trong ngành GTVT với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu, số người mắc và tử vong tăng nhanh, chưa có dấu hiệu ngừng lại. Hiện nay, nước ta đã bước vào giai đoạn cao điểm có ý nghĩa quyết định trong phòng chống dịch bệnh COVID-19. Theo đó, đã có hiện tượng lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là tại một số thành phố lớn, gây lo lắng trong nhân dân.
Để triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID - 19 về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc quán triệt tất cả cán bộ, CNVC, người lao động ngành GTVT thực hiện nhiều quy định.
Chỉ thị do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu: Hạn chế tụ tập đông người từ ngày 28/3/2020 đến hết ngày 15/4/2020. Theo đó, dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng, không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; hạn chế tiếp xúc gần, yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng; Dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các cơ quan, đơn vị và các địa điểm công cộng; Phải đeo khẩu trang nơi công cộng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có trên 60% nồng độ cồn; tăng cường tự bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp cần thiết.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đồng thời giao Trung tâm Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT khẩn trương triển khai ứng dụng, sử dụng các nền tảng, giải pháp họp, hội nghị trực tuyến, văn phòng làm việc trực tuyến để hạn chế các cuộc họp, hội nghị, hội thảo tập trung đông người nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí hành chính và duy trì hoạt động ổn định của các cơ quan, đơn vị trong các trường hợp gián đoạn do dịch bệnh gây ra; Cung cấp miễn phí phần mềm họp, điều hành trực tuyến; đào tạo, hướng dẫn sử dụng cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có nhu cầu.
Chỉ thị cũng yêu cầu rõ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục: Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình để hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến các nơi khác trên toàn quốc. Tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, tiếp tục tổ chức kiểm soát chặt mọi  trường hợp nhập cảnh trên các tuyến biên giới trên bộ (nhất là biên giới với Lào, Campuchia), đường thủy, đường biển, cảng hàng không.
"Các cơ quan báo chí, website của các đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến về công tác phòng, chống dịch; đăng tải các bản tin về tình hình dịch chính xác, kịp thời và các biện pháp để người lao động ngành GTVT chủ động phòng, chống dịch, không hoang mang lo lắng, phối hợp với ngành y tế phòng, chống dịch hiệu quả", Chỉ thị nhấn mạnh đồng thời yêu cầu Cục Y tế GTVT chỉ đạo các Bệnh viện, Phòng khám đa khoa GTVT, các Trung tâm Y tế chuyên ngành, khu vực GTVT tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch tại các đơn vị y tế cơ sở, bến tàu, nhà ga và trên các phương tiện giao thông công cộng… thuộc phạm vi phụ trách; Phát hiện sớm nguồn lây, tổ chức cách ly, báo cáo ngay về Cục Y tế GTVT và Y tế địa phương khoanh vùng nhanh gọn, dập dịch triệt để./.

Tokyo MOU ban hành hướng dẫn kiểm tra tàu biển

tháng 3 30, 2020 0


Với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với ngành Hàng hải, đặc biệt là trong việc thực thi các công ước quốc tế có Việt Nam là thành viên về lao động hàng hải, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển, Tokyo MOU đã ban hành các hướng dẫn, cụ thể như: xử lý đối với các trường hợp kéo dài thời gian làm việc trên tàu của thuyền viên; tạm hoãn việc đăng kiểm hoặc kiểm tra; kéo dài thời hạn của các Giấy chứng nhận trên tàu biển hoạt động thương mại và một số nội dung khác.
Được biết, các hướng dẫn nêu trên đã được chuẩn bị dựa trên cơ sở xem xét từng trường hợp của các chính quyền cảng có liên quan. Theo đó, các chính quyền cảng có quyền yêu cầu người khai thác/ chủ tàu/ thuyền trưởng đưa ra bằng chứng về việc tuân thủ các giải pháp để giải quyết tình huống do dịch Covid-19 gây ra. Dựa trên các bằng chứng này, chính quyền cảng có thể chấp thuận cho việc kéo dài thời gian làm việc của thuyền viên trên tàu biển, chấp thuận việc gia hạn thời hạn giấy chứng nhận hoặc việc chậm trễ trong lắp đặt hệ thống quản lý nước dằn (không quá 03 tháng).
Căn cứ nội dung thông báo của Tokyo MOU, Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải tổ chức nghiên cứu các hướng dẫn và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước về hàng hải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tokyo MOU để xem xét, sửa đổi hướng dẫn phù hợp theo sự chuyển biến của tình hình dịch Covid-19./.
Phòng An toàn - An ninh hàng hải

Đề xuất ưu đãi giá dịch vụ cảng biển, cắt giảm TTHC hỗ trợ doanh nghiệp

tháng 3 30, 2020 0



Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, các hãng tàu bỏ qua tuyến Trung Quốc dẫn đến sự giảm sút về hàng hóa từ 15-20%. Số lượng lượt tàu giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm 2019 đối với một số khu vực có lượng tàu hoạt động thường xuyên như Quảng Ninh - Trung Quốc.
Cùng với đó, hiện nay, tại một số nơi chưa có khu vực cách ly riêng trên bờ tại cảng, nên công tác theo dõi, cách ly đối với các thuyền viên đi qua vùng dịch đến Việt Nam gặp nhiều khó khăn, do vậy làm tăng chi phí neo đậu tàu thuyền trong quá trình theo dõi theo quy định.
Trong bối cảnh doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất do hoạt động sản xuất, vận tải bị ngưng trệ, Cục Hàng hải Việt Nam đã kiến nghị Bộ GTVT xem xét, có cơ chế ưu đãi về giá dịch vụ tại cảng biển.
Ưu đãi giá dịch vụ
Theo quy định tại Thông tư số 54/2018 của Bộ GTVT ban hành khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam, các doanh nghiệp được quyết định mức giá nằm trong khung giá quy định. Điều này dẫn đến một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ muốn giảm giá để chia sẻ khó khăn cho hãng tàu nhưng không được phép giảm dưới mức giá dịch vụ tối thiểu.
Để giải quyết vấn đề này, Cục Hàng hải kiến nghị Bộ GTVT cho phép doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ được phép áp dụng mức giá thấp hơn 30% so với mức giá dịch vụ tối thiểu quy định tại Thông tư số 54/2018 trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh.
Đồng thời, tạm thời chưa xem xét điều chỉnh tăng một số giá dịch vụ hàng hải, điều chỉnh giảm giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu hoạt động tuyến quốc tế và giá dịch vụ lai dắt tại cảng biển.
Cơ quan này cũng đề xuất Bộ GTVT có chính sách giảm phí neo đậu trong thời gian chờ tàu để thực hiện kiểm dịch, cách ly theo dõi dịch bệnh; tiếp tục áp dụng mức thu phí, lệ phí hàng hải bằng 60% đối với các tàu thuyền tổng dung tích từ 50.000 GT trở lên vào, rời các bến cảng trên sông Cái Mép - Thị Vải sau thời gian 1/1/2021 thay vì chỉ đến hết ngày 1/1/2021.
Cắt giảm thủ tục hành chính 
Cục Hàng hải Việt Nam tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT xem xét, cắt giảm thủ tục “chấp thuận tiến hành tháo bỏ niêm phong hoặc việc bơm thải các chất thải, nước bẩn qua những van hoặc thiết bị của tàu”. Nguyên nhân cắt giảm vì hoạt động này chỉ cần người làm thủ tục thông báo bằng văn bản cho cảng vụ trước khoảng thời gian nhất định để phục vụ công tác quản lý nhà nước tại cảng biển.
Đề xuất cắt giảm thành phần hồ sơ đối với các thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài vào, rời cảng bởi thủ tục này thực tế không có sự tham gia chia sẻ thông tin với cơ quan hải quan. Việc quản lý hàng hóa chuyển cảng trên phương tiện vận tải đã được cơ quan hải quan kiểm soát thông qua hệ thống nghiệp vụ riêng của hải quan.
Đối với thủ tục cho phương tiện thủy nội địa rời cảng biển, Cục Hàng hải kiến nghị Bộ GTVT bỏ bớt điều kiện “không bốc, dỡ hàng hóa, không đón, trả hành khách” trong trường hợp phương tiện thủy nội địa vào cảng biển và lưu lại trong khoảng thời gian không quá 72 giờ. Bởi, thực tế không có trường hợp nào đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Cơ quan này cũng kiến nghị Bộ GTVT xem xét, đơn giản hóa thủ tục phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải.
Bởi, hiện nay, khi thực hiện hoạt động thi công nạo vét trong vùng nước cảng biển, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư phải lập 2 phương án bảo đảm an toàn hàng hải và phương án bảo đảm an toàn giao thông. Vì nội dung phương án và hồ sơ đề nghị phê duyệt 2 phương án tương đối giống nhau, Cục đã nghiên cứu, đề xuất cần bổ sung quy định loại trừ trường hợp không phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải trong trường hợp thực hiện hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển.
Tiếp cận gói tín dụng 250 nghìn tỷ
Liên quan đến chính sách về tài chính, Cục Hàng hải đề xuất Bộ GTVT tiếp tục kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải được tiếp cận nguồn tài chính tại gói tín dụng 250 nghìn tỷ với lãi suất thấp hơn thị trường nhằm khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh; xem xét bổ sung doanh nghiệp vận tải biển vào trong danh mục doanh nghiệp vừa và nhỏ được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 10% trong 15 năm.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận tải nội địa trong giai đoạn khó khăn, kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất miễn giảm thuế GTGT đối với vận tải nội địa trong thời gian 3 năm và nghiên cứu miễn thuế nhập khẩu các loại vật tư, phụ tùng, trang thiết bị để sửa chữa tàu biển mà Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa được các tổ chức hàng hải quốc tế có thẩm quyền công nhận phù hợp.
Hiện, theo quy định tại Thông tư số 219/2013 của Bộ Tài chính quy định, vận tải quốc tế được áp dụng mức thuế GTGT 0%, trong khi vận tải nội địa vẫn đang áp dụng mức thuế GTGT 10%./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

sidebar

aboutus

about us

TAS MARINE SERVICES COMPANY LIMITED– TAS MARINE, based in Vung Tau city, Viet Nam, was established in 2018. We are CONNECTING EXPERTS from MARITIME and OIL & GAS INDUSTRY to PROVIDE THE OVERALL SOLUTION TO CLIENTS. As such, TAS MARINE has been being invested, developed with an advantage and effective business administration system, gradually logs an early win by goodwill. We, as an Ardent Global partner in Viet Nam, are a specialist in Emergency Preparedness & Response, Offshore Decommissioning, Subsea Services and Wreck Removal. With global services company with a strong network, delivering safe, economical and innovative solutions to our customers. Ardent’s vision is to protect its customers and the environment through applied ingenuity. We aim to be your trusted partner in challenging circumstances. [More]...

Our Services

Marine services

_ Ocean towing service

_ Salvage, Emergency response

_ Marine construction vessels: floating crane, flattop barge ….

Marine consultant

_ Mooring master

_ Rig Mover and Tow Master

_ Seaport consultant

Logistics

_ Port operations, buoy operations

_ Cargo handling: bale/ grain cargo, ion-ore, coke, coal

maritime Service

Maritime Service

[click for detail]
contact: Mr. Nguyen Quang Truong
phone: +84.938641858
email: truongnq@tasmarine.com.vn

From the supply of paper charts and publications to a complete navigation management solution, the team at Maritime Services is highly experienced and ready to help. ... [More]...

Marine consultant

Marine Consultant

[click for detail]
contact: Mr. Bui The Anh
phone: +84.985135189
email: anhbt@tasmarine.com.vn

TAS deemed the best company in this field in Vietnam. We are experts in procedures for ship control, ship responsibilities, spill prevention, containment and cleanup, accidents and emergencies, and voice radio-telecommunications... [More]...

Logistic

Logistic

[click for detail]
contact: Mr. Nguyen Manh Ha
phone: 0988888888
email: hanm@tasmarine.com.vn

Our training office is including 4 Our training office is including 4 Our training office is including 4 Our training office is including 4 Our training office is including 4 woring in ... [More]...

Our projects

Our Fleet

css trang


;

News